Người Việt vốn không có thói quen đến tham quan bảo tàng, thậm chí, không có thói quen đọc về bảo tàng. Hãy thử một lần cùng chúng tôi đến "khám phá" bảo tàng Dân tộc học Việt Nam để tìm hiểu vì sao nó lại lọt top 6 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á?!
Mới đây, trang web du lịch số 1 của Mỹ – TripAdvisor đã trao chứng chỉ xuất sắc lần thứ hai cho Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Theo đó, bảo tàng Dân tộc học Việt Nam xếp thứ sáu trong các bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á. Đứng thứ 6 trong top 25 bảo tàng hấp dẫn nhất Châu Á, bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn chặt chẽ chuẩn quốc tế về chất lượng. Việc đánh giá được thực hiện trên cơ sở các lời nhận xét cũng như số lượng bình luận của người vào trang web này để xếp hạng một điểm du lịch mà họ đã tham quan. Chỉ số đánh giá được thể hiện bằng số sao, cao nhất là 5 sao. Một điểm du lịch được công nhận xuất sắc phải đạt từ 4 sao trở lên.
Theo bình chọn của trang web này, bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (DTHVN) được 500 phiếu đánh giá xuất sắc, 357 phiếu đánh giá rất tốt; đạt mức 4,5 sao, được du khách đánh giá là điểm đến hấp dẫn nhất thành phố Hà Nội và đứng thứ sáu trong danh sách 25 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á.
Năm 2012, bảo tàng này từng được trao chứng chỉ xuất sắc với 4,5 sao.
Người Việt Nam chưa có thói quen tham quan bảo tàng. Nhân dịp bảo tàng DTHVN lọt top 6 hấp dẫn nhất châu Á, hãy cùng chúng tôi đến tham quan bảo tàng này để chiêm ngưỡng sự hấp dẫn của nó:
Những hiện vật trưng bày tại bảo tàng Dân tộc học VN đều mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, ở đó mỗi bản sắc văn hóa vùng miền lại có góc "khoe sắc" riêng, rất độc đáo. Đây là chiếc xe đạp trở đó của đồng bào miền Bắc.
Đây là căn nhà năm gian của người Việt có chiều cao thấp. Theo tục xưa, nhà không được cao hơn đình.
Các hoa văn trang trí trạm trổ phức tạp trên gỗ.
Các khách tham quan đang quan sát chiếc giếng khơi của người Việt.
Các loại công cụ sản suất của đồng bào Mông.
Chiếc ghe ngo dùng để đua trên sông của người Khơme (Kiên Giang) đóng bằng gỗ sao năm 1988.
Nhà mồ Giarai. Trong nhà mồ này có thể chôn khoảng 30 người chết. Bên trong, các ché, bát, đĩa, chai, chén và mô hình dụng cụ lao động là những đồ dùng cho cuộc sống của người quá cố.
Tượng trai gái giao hoan, phô ra bộ phận sinh dục và tượng phụ nữ mang thai đều liên quan đến sự sinh sôi.
Nhà mồ Cơtu.
Sách chữ tượng hình.
Mô hình miêu tả Lễ cấp sắc của người Dao Đỏ ở Yên Bái.
Áo làm từ vỏ cây của người Bru-Vân Kiều.
Bộ công cụ dùng để chế tác gỗ.
Túi da thú và bầu đựng thuốc súng của người Khơmú - Sơn La.
Hữu Nghị (Dân Trí)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét