Cầu Mỹ Thuận bắc qua sông Tiền ở đồng bằng sông Cửu Long, được khởi công ngày 6 tháng 7/1997
-
Cầu dài 1.535m, phần cầu chính là cầu treo dây văng dài 350m, nhịp giữa thông thuyền 350m. Chiều cao thông thuyền: 37,5m. Phần cầu phụ mỗi bên gồm 11 nhịp, dài 437,6m. Chiều rộng mặt cầu 23,6m, gồm bốn làn xe cơ giới và hai lề.
Chuẩn bị hợp long cầu Mỹ Thuận.
Cầu do các công ty Baulderstone Hornibrook (Úc) và Cienco 6 (Giao thông Vận tải) thiết kế và thi công, với chi phí 90,86 triệu đô-la Úc (trong đó, chương trình AusAid của chính phủ Úc góp 66%, còn chính phủ Việt Nam góp 34%).
Ước mơ bao đời của người dân đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) nay đã thành sự thật.
Cầu là một kết nối quan trọng của quốc lộ 1A, nối ĐBSCL với thành phố Hồ Chí Minh, được hoàn thành vào ngày 21/5/2000.
Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, cùng nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải
trong vòng vây báo, đài vào ngày thông cầu.
Hơn 400 phóng viên trong và ngoài nước đã đến đưa tin...
Đêm trên cầu Mỹ Thuận.
Hàng trăm ngàn người đã đến từ sáng sớm, với
ước mong được bước chân lên cây cầu lịch sử này...
Cầu Rạch Miễu, cũng là một cầu dây văng, nối liền hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre. Bờ Bắc của cầu này là thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang), bờ Nam là huyện Châu Thành của Bến Tre - cách tỉnh lỵ 14km. Đây là công trình do Việt Nam tự đầu tư, với thiết kế và tổng thầu là các công ty Việt Nam. Cây cầu này giúp tỉnh Bến Tre thoát khỏi thế cô lập từ xưa đến giờ về giao thông bộ.
Ngoài cầu chính, công trình này còn bao gồm đường dẫn hai đầu. Chiều dài: 8.331m, kể cả đường nối hai đầu cầu. Riêng phần cầu chính gồm hai cầu số 1 và số 2 có tổng chiều dài 2.868 m, trong đó có một phần là kết cấu dây văng bố trí nhịp 117m+270m+117m. Ởgiữa cầu là cù lao Thới Sơn.
Chiều cao tĩnh không thông thuyền: 37,5m.
Cầu số 2 dài 990m gồm các nhịp có chiều cao tới 90m
Các nhịp cầu dẫn là nhịp dầm bêtông cốt thép dự ứng lực, chiều dài mỗi nhịp 40m. Hai đoạn đường nối hai đầu có tổng chiều dài 5.463m, hai cầu chính có tổng chiều dài 2.868m bắc qua hai nhánh sông Tiền và cồn Thới Sơn.
Hoàng hôn làm màu xám của cầu rực đỏ
Cầu Rạch Miễu, ngày khánh thành...
Cầu Rạch Miễu ban đêm.
Cầu Cần Thơ cũng là loại cầu dây văng, được khởi công xây dựng ngày 25/9/2004.
Nhịp chính: dài 270m, chiều cao thông thuyền là 37,5m (cho phép tàu 10.000 tấn có thể đi qua).
Chiều rộng của cầu:: 12-15m cho hai làn xe hơi, và có phần đường cho người đi bộ hai bên.
Cầu xây dựng dựa vào nguồn vốn vay ODA Nhật Bản,
Tổng thầu thi công: Liên danh CIENCO1 - CIENCO5 - CIENCO6.
Tải trọng cầu: 30 tấn.
Cầu dài 15,85km, với điểm khởi đầu trên quốc lộ 1 thuộc huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, đi tránh quốc lộ 1 và thành phố Cần Thơ, vượt qua sông Hậu, nối trở lại quốc lộ 1 tại Km 2077 thuộc quận Cái Răng, Cần Thơ.
Tổng mức đầu tư: 4.832 tỷ (thời điểm 2001, tức khoảng 342,6 triệu USD) bằng nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản và vốn đối ứng của chính phủ Việt Nam (khoảng 15%).
Khổ cầu rộng 23,1m, với bốn làn xe (mỗi làn 3,5m) và hai lề bộ hành (mỗi lề 2,75m). Tốc độ thiết kế: 80 km/giờ.
Móng trụ tháp của cầu Cần Thơ là loại cọc khoan nhồi, đường kính 2,5m, có chiều dài vào loại dài nhất được thi công ở Việt Nam (94m). Mỗi cọc có 45 tấn thép, với cốt thép chủ đường kính 38mm.
Cầu Cần Thơ như bị nhuộm vàng trong nắng chiều tháng Tư
Bệ trụ tháp bờ Nam thi công dưới nước nên mặt đáy và vòng vây xung quanh được đúc sẵn trên bờ và lắp ghép trên đâu cọc thành ván khuôn liền với bệ trụ. Đây là phương pháp rất hay, vừa tiết kiệm chi phí khuôn đúc, vừa đẩy nhanh tiến độ thi công. Trụ tháp có chiều cao tính từ mặt nước là 164,8m, và tính từ mặt cầu là134,7m. Trụ có hình chữ Y ngược, hình dạng này rất đẹp và thanh thoát, không như hình chữ H xoạc cẳng. Trụ có biểu tượng như hai bàn tay chắp lại vái lên trời với tâm linh của người Á Đông.
Nét độc đáo của cầu Cần Thơ là thi công dưới nước (dòng chảy mạnh và mực nước lên xuống do ảnh hưởng của thủy triều).
Cầu có biểu tượng như hai bàn tay chắp lại với tâm linh Á Đông.
Khác với phương pháp truyền thống, hệ dây văng cầu Cần Thơ sử dụng các sợi thép bện thành tao rồi kéo và neo tùng tao trước khi cố định cả bó cáp dây văng. Ở đây, toàn bộ bó cáp dây văng được chế tạo sẵn trong nhà máy rồi căng kéo và neo trên công trường, thay vì kéo từng tao. Thiết bị và công nghệ căng kéo này lần đầu tiên được áp dụng ở Việt Nam.
10g sáng ngày 24/4/2010, cầu Cần Thơ đã được khánh thành.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét