Đắm say sắc màu Kẻ Gỗ

Được bao phủ bởi rừng kín với nhiều loại cây gỗ quý, là nơi nhiều động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng sinh sống, cũng là nơi mây nước hữu tình, Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ đang trở thành một điểm đến đầy lý thú ở mảnh đất Hà Tĩnh.

 

Kẻ Gỗ vốn là tên của một làng Việt cổ ở xã Mỹ Duệ, nay thuộc xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, cách trung thành phố Hà Tỉnh khoảng 20 km về phía Nam. Kẻ Gỗ xưa nằm dọc theo hai bờ sông Rào Cái - dòng sông hội tụ của hàng trăm khe suối từ dãy Trường Sơn đổ về. Rào Cái mang trong mình hai hình ảnh trái ngược, là dòng sữa mát nuôi sống hàng ngàn người dân, là nơi chắp nguồn cho những làn điệu dân ca, nhưng lại như con thú dữ gầm mình về mùa mưa lũ, trở thành tai ương cho cả vùng phía Nam Hà Tĩnh.

 

Từ những năm đầu thế kỉ XX, người Pháp đã nghĩ đến việc đắp đập chế ngự dòng sông này. Họ thiết kế và bắt đầu thi công một số hạng mục thì chiến tranh thế giới lần thứ 2 và sau đó là Chiến tranh Đông Dương nổ ra nên bị bỏ dở. Cho đến ngày 26/3/1976, khi đất nước thống nhất, công trình mới được các nhà thủy lợi Việt Nam thiết kế, thi công và có tên là hồ Kẻ Gỗ. Ngày 3/2/1988, công trình được đưa vào sử dụng.

 

Hồ Kẻ Gỗ tọa lạc ở địa phận của 3 huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và Hương Khê. Hồ là công trình đại thủy nông với trữ lượng 350 triệu m3 nước, tưới cho gần 17.000 ha lúa, màu, vùng đất thuộc huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, thị xã Hà Tĩnh và phía Bắc huyện Kỳ Anh. Với chiều dài hơn 30 km, hồ còn là nguồn cung cấp thực phẩm dồi dào cho các vùng dân cư nơi đây.

Hồ Kẻ Gỗ không chỉ là công trình thuỷ lợi ngăn lũ, phục vụ tưới tiêu cho cư dân hạ nguồn mà nó còn là điểm nhấn trong tổng thể Khu bảo tồn thiên nhiên thuộc loại lớn nhất miền Trung với diện tích tự nhiên hơn 35ha. Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ được bao phủ bởi rừng kín với nhiều loại cây cho gỗ có tên trong sách đỏ Việt Nam như lim xanh, sến mật, gụ, lau, vàng tâm, trầm hương, song mật, lát hoa, côm bạch mã, chùm bao Trung bộ, bời lời vàng, v.v... Đây là khu hệ thực vật phong phú đặc trưng cho nhiều luồng thực vật của khu hệ thực vật bản địa bắc Việt Nam - nam Trung Hoa, luồng thực vật Indonsia - Malaysia và luồng thực vật Hymalaya.

VD4510hokego26

Rừng thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ hiện là nơi còn nhiều gỗ quý hiếm

 

Đến nay, tại khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ đã phát hiện được 364 loài động vật có xương sống thuộc 99 họ. Gà lôi lam đuôi trắng, một trong ba loài gà lôi đặc hữu của Việt Nam đang trong tình trạng bị đe dọa tuyệt chủng, và nhiều loại quý hiếm khác cũng có mặt tại đây. Trong 47 loài thú ở đây có 18 loài được ghi vào sách đỏ Việt Nam và thế giới. Rừng Kẻ Gỗ cũng là xứ sở của các loại mộc lan, phong lan đẹp và quý như quế hương, tai tượng, tai trâu, đuôi chồn, nghinh xuân, phượng vĩ...

6b5VD4510hokego10

Giữa dòng nước chảy xiết vẫn có những loài cây sinh trưởng và tỏa bóng mát. Mặt hồ còn được điểm trang bởi nhiều ốc đảo nhỏ, mỗi ốc đảo là một thế giới riêng huyền bí.

 

Với vẻ đẹp hút hồn, từ lâu Kẻ Gỗ đã được đông đảo các nhà khoa học trong và ngoài nước đến tham quan, nghiên cứu. Hà Tĩnh đang tích cực kêu gọi đầu tư để sớm biến ý tưởng Hồ Kẻ Gỗ nói riêng và Khu BTTN Kẻ Gỗ nói chung thành một Khu du lịch sinh thái đầy đủ loại hình dịch vụ.

Mời bạn cảm nhận bức tranh phong cảnh hữu tình, để thêm một lần hiểu về Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ.

VD4510hokego1

VD4510hokego2

Vượt lòng hồ bằng thuyền máy

VD4510hokego7

Vô số đảo nhỏ giữa lòng hồ tạo nên phong cảnh đặc sắc cho Khu sinh thái Kẻ Gỗ

ab6VD4510hokego16

Và những cảnh vật quyến rũ trong lòng hồ...

VD4510hokego13

VD4510hokego8

VD4510hokego24

Nước suối trong vắt nhìn rõ đáy

VD4510hokego22

Sau t gần một tiếng đi thuyền máy, du khách lội bộ qua những con suối ngoằn nghèo để đi sâu vào những cánh rừng bạt ngàn gỗ qúy và chim muông

VD4510hokego28

VD4510hokego3

Những cánh rừng ngập nước góp phần tạo nên sinh thái quyển đa dạng

VD4510hokego21

e77VD4510hokego27

Một góc thác Khe Xai

31bVD4510hokego30

Nhiều hang đá sẽ trở thành điểm tham quan lý thú

VD4510hokego25

Rất nhiều tổ ong trong Khu bảo tồn này trở thành nguồn thu nhập chính của người dân sống ven rừng

 

Văn Dũng - Tam Mao

Share on Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét