Nghề làm miến ở ngoại thành Hà Nội

Để duy trì một làng nghề truyền thống có từ hàng trăm năm, hàng chục hộ dân thôn Cự Đà, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai (Hà Nội) vẫn đang ngày ngày say mê làm miến.

Hàng chục hộ dân thôn Cự Đà vẫn duy trì được nghề làm miến thủ công truyền thống.
Để có một mẻ miến phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp, trước tiên là chọn bột, lọc bột 2-3 lần rồi sau đó đánh bột, đưa vào chảo tráng ra bánh.
Nguyên liệu làm miến từ bột củ dong riềng và sản xuất ra làm 2 loại miến trắng và miến tráng mộc.
Công đoạn kéo bánh, làm giãn miến trước khi phơi.
Ngay từ đầu làng người tham quan có thể thấy sự sôi động, nhộn nhịp của một làng nghề kinh doanh thời hiện đại nhưng vẫn ẩn chứa vẻ cổ xưa của một làng quê thanh bình.
Ngoài làm miến các nghệ nhân Cự Đà còn giữ nghề làm tương, một món ăn dân dã miền Bắc từ thuở xa xưa.
Hộ gia đình ông Quốc Tuấn trung bình mỗi ngày sản xuất hơn 500 kg miến.
Chỉ một số hộ gia đình dùng máy móc hiện đại, phần lớn các hộ còn lại vẫn dùng phương pháp thủ công như cắt miến bằng dao hoặc dây kéo.
Buông rủ đẹp như mành khi miến được phơi. Hai loại miến trắng và đỏ như nhau về chất lượng, chỉ khác nhau về màu sắc. Để làm đỏ miến, người dân nơi đây dùng mật đun lên sau đó lọc qua rồi đổ vào bột trước khi lên khuôn.
Dùng giá đỡ phơi miến tránh hai đầu dính vào nhau gây rối sợi.
Cô Trịnh Thị Hồng, một người thợ đã gắn bó vài chục năm với nghề làm miến. Cô bảo: "Trông thế thôi thu nhập cũng chẳng ăn thua, trước đây cả làng với hàng trăm hộ hành nghề nhưng nay chỉ còn vài chục nhà cố gắng duy trì. Cái quan trọng là duy trì được nghề truyền thống cha ông để lại".
Miến trên đường làng chuẩn bị đưa đến các chợ tại Hà Nội bán. Giá bán buôn tại đây 16.000 đồng một kg.

Hoàng Hà

Share on Google Plus

0 nhận xét:

Đăng nhận xét